Lưới Địa Kỹ Thuật – Phú Thành Phát

Lưới Địa Kỹ Thuật – Phú Thành Phát

0 1.396
  1. Lưới Địa Kỹ Thuật là gì?
  • Lưới địa kỹ thuật (polimer) được tạo thành từ các sợi gân dọc và gân ngang sắp xếp vuông góc với nhau, tạo thành các ô vuông lớn được gọi là các ô “aperture”
  • Lưới địa kỹ thuật được làm chủ yếu từ các nguyên liệu polimer như Polypropylene (PP), high density polyethylene (HDPE) và Polyester (PET), được sử dụng phổ biến trong các công trình giao thông nhằm chống gia cường nền đường hoặc chống trượt bê tông nhựa đường.

  1. Lưới Địa Kỹ Thuật có bao nhiêu loại?

Lưới địa kỹ thuật được sản xuất gồm ba loại là lưới địa một trục và lưới địa hai trục và lưới địa ba trục.

  • Lưới địa một trục: có sức kéo theo hướng dọc máy, thường để gia cố mái dốc, tường chắn;
  • Lưới địa hai trục: có sức kéo cả hai hướng, thường dùng để gia cố nền móng công trình, nền đường, v.v… Trái với vải, hướng ngang máy có sức chịu kéo lớn hơn dọc máy.
  • Và lưới ba trục.

Lưới địa kỹ thuật hai trục có cường độ chịu lực theo hai phương là như nhau trong khi lưới địa kỹ thuật một trục có khả năng chịu lực theo một phương chính là phương chiều dài cuộn lưới địa, còn phương theo chiều rộng cuộn có cường lực chịu kéo tối thiểu đủ để giúp lưới địa tạo các ô “aperture”.

  1. Đặc tính của Lưới Địa Kỹ Thuật

Lưới địa kỹ thuật được làm từ sợi polyester cường lực cao bằng phương pháp dệt kim nên có cường lực chịu kéo cao (20-1200kN/m), độ giãn dài thấp, khái mài mòn cơ học cao, chống lão hóa, lực kết tụ với đất hoặc sỏi cao, trọng lượng nhẹ, thoát nước tốt…

  1. Các chỉ tiêu kỹ thuật của Lưới Địa Kỹ Thuật

Các chỉ tiêu kỹ thuật lưới địa kỹ thuật là những đặc điểm của lưới địa được cung cấp dựa trên cường lực và khả năng hoạt động của lưới địa với chức năng gia cường. Dựa trên những chỉ tiêu kỹ thuật của lưới địa kỹ thuật, chúng ta có thể thí nghiệm, tính toán trung bình để so sánh các loại lưới địa với nhau. Các phương pháp thí nghiệm để tính toán các chỉ tiêu phải dựa trên các tiêu chuẩn ISO, CEN, ASTM, Geosynhetic Research Institute (GRI) hoặc tiêu chuẩn quốc gia. Những tiêu chuẩn có thể được đưa ra ở bên dưới .

  • Cường lực chịu kéo đứt.
  • Độ dãn dài khi kéo đứt.
  • Cường lực chịu kéo tại mức 1%, 2% and 5%.
  • Độ dãn dài .
  • Giá trị độ cứng hướng tâm.
  • Modulus ban đầu.
  • Kích thước ô aperture.
  • Cường lực tại nút giao.
  • Hiệu suất đường nối.
  • Cường độ chịu uốn.
  • Tính ổn định của o aperture.
  • Kháng UV.
  • Độ dày và rộng của gân dọc và ngang.
  • Kháng hư hại do quá trình thi công lắp đặt.
  • Kháng lão hóa trong quá trình sử dụng.
  • Biến dạng từ biến.

Dựa trên những thực tế, những chỉ tiêu kỹ thuật trên được xây dựng để phản ánh mức độ hoạt động của lưới địa khi làm vật liệu gia cường và được chấp nhận một cách rộng rải trên toàn thế giới.

  1. Ứng dụng của Lưới Địa Kỹ Thuật
  • Đường dẫn đầu cầu: Giống như tường chắn trọng lực, lưới được trải thành từng lớp ngang, neo giữa các tấm ốp mái ở hai mái đường dẫn đầu cầu, vừa tăng khả năng chịu tải đồng thời tiết kiệm không gian hai bên đường dẫn.
  • Mái dốc: Lưới được trải thành từng lớp nằm ngang trong thân mái dốc để tăng khả năng ổn định, khống chế sụt trượt. Mặt ngoài của mái dốc có thể được neo bằng chính lưới địa kỹ thuật hoặc chắn bằng các bao tải đất hoặc thảm thực vật nhân tạo chống xói mòn bề mặt. Mái dốc xây dựng theo phương pháp này có thể đạt tới độ cao 50 m.
  • Tường chắn trọng lực: Lưới được trải nằm ngang, liên kết với các tấm hoặc các khối ốp mặt ngoài nhằm chống lại các lực cắt của khối sụt trượt tiềm năng, và có thể xây các tường chắn cao tới 17 m với mái dốc đến 90 độ.
  • Tăng ma sát trên mái dốc: Nhằm tăng ma sát của vật liệu đắp trên mái dốc có trải các lớp màng chống thấm trơn hoặc vật liệu địa kỹ thuật khác.
  • Tạo lưới đỡ trên nền có nhiều hốc trống: Lưới được sử dụng phủ nền có nhiều hốc trống, phần nền đá vôi, phần nền có nhiều vật liệu khối lổn nhổn… hạn chế sụt lỗ rỗng, bảo vệ các lớp lót như màng chống thấm (ô chôn lấp rác, hồ chứa trên núi đá đồi, vùng mỏ, v.v.)

TRỤ SỞ CHÍNH

Địa chỉ: Số 38, đường Bình Đông, P.15, Q.8, Tp.HCM
Hotline: 028.666.03482
Fax: 028. 38.120711 
Email: info@vaidiakythuat.com

VPGD HỒ CHÍ MINH

Địa chỉ: 21A Gò Dầu, P. Tân Quý, Q. Tân Phú, Tp.HCM
Hotline: 0938029839
Fax: 028. 66.838.154 
Email: info@vaidiakythuat.com

VPGD HÀ NỘI

Địa chỉ: Tầng 4 tòa nhà AC, Ngõ 78 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0983.806.813
Fax: 04 730.13829
Email: info@vaidiakythuat.com

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.