Hướng dẫn hàn màng chống thấm HDPE đúng chuẩn

0 1.385

Màng chống thấm HPDE là khái niệm không còn quá xa lạ, nhất là đối với giới xây dựng. Nhưng hầu hết, mọi người còn chưa hiểu cách hàn mang chống thấm như thế nào để đảm bảo công trình luôn bên vững mãi theo thời gian.

Ngoài vải địa kỹ thuật, lưới địa kỹ thuật thì màng chống thấm HDPE cũng là một trong những nguyên vật liệu cầu đường không thể thiếu trong các công trình giao thông hiện nay. Màng chống thấm HDPE được sử dụng phổ biến khi xây dựng bãi chôn lấp rác, hồ sinh học (biogas), hồ nuôi thủy sản, hồ nước thải… Nên việc hàn màng chống thấm HDPE như thế nào đúng tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo công trình bền chắc là điều mà nhiều người quan tâm. Hãy cùng theo dõi cách hàng màng chống thấm HDPE đúng chuẩn từ các kỹ sư đầu ngành hiện nay.

Khâu chuẩn bị hàn màng chống thấm HDPE

Đúng tiêu chuẩn kỹ thuật là các mối hàn phải song song với mái dốc lớn. Còn với các vị trí khó có thể hàn thì nên tối giản các mối hàn. Chú ý, ở chân mái thì các mối hàn dài không quá 1.5m nhưng không áp dụng quy tắc này với những mái dốc nhỏ hơn 10%.

Riêng với những mối hàn hình chưc thập thì hàn ở cuối tầm màng chống thấm HDPE và theo góc 45 độ.

Các thiết bị hàn và dụng cụ hỗ trợ

Hiện nay có hai phương pháp hàn được sử dụng là hàn nóng và hàn đùn. Hàn nóng được sử dụng khi các tấm màng chống thấm liên kề. Thiết bị sử dụng khi hàn nóng cần phải có thêm bộ phận nêm tách và kiểm soát tốc độ giúp người thợ hàn có thể điều khiển được máy dễ dàng hơn.

Hàn đùn được ứng dụng nhiều khi sửa chữa hay hàn các chi tiết. Bên cạnh đó, hàn đùn cũng lý tưởng với việc hàn màng chống thấm HPDE mới hoàn toàn và không có phần nêm trần.

Khắc phục lỗi hàn

Sau khi hàn màng chống thấm HDPE, thợ thi công sẽ tiến hành kiểm tra phát hiện các lỗi và sửa chữa. Đúng vậy, các lỗi hàn được phát hiện, đánh dấu và thợ tiến hành sửa chữa theo quy trình như sau:

– Hàn vá: Hàn lại các vết thủng hay các vết nứt

– Hàn điểm: Áp dụng với các vết lỗi nhỏ

– Hàn đè hay hàn lại: Dùng để sữa lỗi các mối hàn đùn nhỏ

– Hàn nắp: Thợ thi công dùng để sửa mối hàn bị hư

– Hàn nhổi: Hàn đùn vào ngay các mối hàn nóng

– Hàn đỉnh: Thợ nhỏ trực tiếp vật liệu hàn vào các mối hàn

Lưu ý, thợ chỉ thực hiện được các quy trình sửa chữa mối hàn cho màng chống thấm HDPE khi đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn như bề mặt màng chống thấm cần phải được vệ sinh sạch sẽ, mối hàn đùn cần làm sạch và để khô, mối hàn hay hàn đỉnh phải trùm hết ra bên ngoài tối thiểu 100mm và theo hình tròn với các mối hàn vá.

Hy vọng, với quy trình hàn màng chống thấm HDPE đúng chuẩn kỹ thuật ở trên, bạn có thể tự mình thực hiện hàn ngay tại nhà.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.